Hễ bị sàm sỡ, họ bèn tung “bảo bối” ra, hù dọa dê xồm. Để “dằn mặt” những kẻ hiếu dâm thích trêu hoa ghẹo nguyệt, phụ nữ Trung Quốc xưa mỗi lần ra ngoài đều mang theo đuôi cáo phòng thân. Quần chíp trinh tiết, bao cao su có gai, áo nịt ngực phòng thân, thậm chí nung đá dí phẳng ngực…là những độc chiêu chống hiếp dâm của phụ nữ hiện đại. Xã hội xưa dù bị bó hẹp bởi những khuôn giáo, lễ nghi vô cùng nghiêm ngặt, ví như: "Nam nữ thọ thọ bất tương thân", song, chuyện chòng ghẹo, sàm sỡ các cô gái liễu yếu đào tơ giữa chốn đông người hay trong tư phòng cũng chẳng phải chuyện hiếm. Xưa hay nay, trinh tiết vẫn là thứ quý giá bậc nhất, tương trưng cho phẩm hạnh của người phụ nữ trước lúc kết tóc se duyên.
Để gìn giữ sự trong trắng, thanh khiết của mình, phụ nữ Trung Quốc xưa dụng nhiều tuyệt chiêu, thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào sự thông minh tài trí của họ. Trốn chạy, vùng thoát là chiêu điển hình để cự tuyệt và phản kháng lại thói “dê xồm”. Tương truyền, vào thời Sở Hoài vương Hùng Hòe (328-299 TCN), có một cung nữ nổi tiếng khắp thiên hạ bởi nhan sắc khuynh nước khuynh thành. Vẻ đẹp của nàng từng khiến bao đấng nam nhi si mê, đắm đuối. Nhưng không một ai dám sỗ sàng động chạm, chiếm hữu thân thể như hoa như ngọc của thiếu nữ này. Một hôm, Sở Hoài vương mở tiệc khoản đãi quần thần. Tiệc rượu tới hồi tưng bừng náo nhiệt, tất thảy nến đang cháy rực bỗng dưng lụi tắt. Ai nấy đều bàng hoàng, không hiểu chuyện gì xảy ra, muốn bỏ ra về cũng không nhìn thấy lối. Trong cảnh bấn loạn ấy, một đôi tay bỗng dò dẫm lên xiêm y của cung nữ nọ rồi bất ngờ kéo tuột cổ áo nàng ta. Mỹ nữ nhanh tay nhanh trí chộp lấy chiếc mũ của đối phương. “Yêu râu xanh” trong bóng tối đành bỏ cuộc.
Lại có chuyện kể rằng, thiếu nữ nọ sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh. Hằng ngày, cô phải đi vài chục dặm để vào thành. Bỗng một hôm, khi đang trên đường về nhà thì đột nhiên cảm thấy có người bám gót theo sau. Nhưng bản tính thông minh vốn có đã mách bảo cô rằng, “cái đuôi” lẽo đẽo này chỉ là kẻ xuẩn ngốc. Cô ta giả bộ không hay biết gì, cứ thẳng đường bước tiếp. Tới trước một gốc đại thụ, người phụ nữ bèn nhanh chân lẩn nấp phía sau, rồi hé mắt theo dõi. Đó là gã có gương mặt ác ôn, hung hãn. Dù rất hoảng sợ, nhưng cô gái cố trấn tĩnh lại. May thay, ngay cạnh đó có một cây gỗ nằm chỏng chơ dưới đất. Người phụ nữ nhanh tay nhặt lên, đợi tên “dê xồm” tiến tới gần, ra sức đánh đập, tới khi gã kia lăn ra ngất xỉu, mới chịu dừng tay rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy. Có tài liệu còn tiết lộ, thời bấy giờ, mỗi khi ra ngoài, cánh chị em đều mang theo một chiếc đuôi hồ ly để phòng thân. Nếu lỡ gặp chuyện chẳng lành, họ sẽ giơ đuôi cáo ra hù dọa, nạt nộ kẻ vô lại muốn sàm sỡ, chòng ghẹo mình. “Yêu râu xanh” trông thấy vật ấy, ngỡ đối phương là hồ ly thành tinh, sẽ bỏ chạy thục mạng, chẳng còn màng tới chuyện xâm chiếm thể xác người đẹp. Những chiêu như vậy quả là giản đơn. Với họ, cứu được mạng mình và giữ thân trong sạch đã là đáng quý. Nhưng cũng không ít mỹ nhân cổ đại biết dùng trí khôn và sự sắc sảo của mình để dằn mặt lũ “dục quỷ”.
Cuốn “Tam thủy tiểu độc” của Hoàng Phủ Mục thuật lại câu chuyện khá thú vị thời nhà Đường - nàng hầu trị “yêu râu xanh”. Giám sát ngự sử Lý Dữu vùng Hồ Nam hạ sinh được bốn quý tử, đều thuộc hạng dâm đãng. Trong phủ họ Lý có một hầu gái tên là Khước Yếu. Nàng ta mơn mởn xuân thì, nhan sắc mặn mà, ăn nói có duyên, lại khéo chiều lòng chủ nhân. Cả bốn quý tử họ Lý đều thèm thuồng, muốn được một lần vui vẻ “cá nước” cùng mỹ nhân. Vào tết Thanh minh, va mang trinh, do choi tinh duc, am dao gia, phau thuat tham my lúc trời đã nhá nhem tối, Khước Yếu đang thưởng hoa trong vườn thì trưởng nam họ Lý thình lình xuất hiện, buông lời trêu hoa ghẹo nguyệt rồi đòi hỏi chuyện ái ân. Không chối từ, cũng chẳng nhận lời, Khước Yến nhanh chân rảo bước vào trong tìm một chiếc chiếu rồi dặn dò kẻ phong lưu: “Chàng tới góc đông nam đại thính (phòng hoặc sảnh lớn) đợi thiếp, thiếp nhất định sẽ tới”. Đại lang họ Lý vừa đi khỏi, cô gái xinh đẹp lại đụng mặt nhị lang. Cũng như lần trước, cung nữ Khước Yếu đưa cho hắn chiếc chiếu và căn dặn tỉ mỉ: “Chàng tới góc đông bắc đại thính đợi thiếp”. Cảnh tượng tương tự lại diễn ra khi tam lang, tứ lang lần lượt xuất hiện trước mặt nàng. Đêm đến, bốn kẻ hiếu dâm chui tọt vào bốn góc phòng tối om, kiên nhẫn chờ đợi. Kẻ tới trước chột dạ khi trông thấy người đến sau, nhưng không ai dám hé nửa lời. Lát sau, Khiết Yếu cầm nến bước vào. Vừa tới cửa, nàng a hoàn sắc sảo đã cao giọng: “Lũ hành khất này ở đâu ra vậy? Sao dám ngủ tại đây?”. Lúc này, bốn quý tử họ Lý mới điếng người vỡ lẽ đã trúng kế mỹ nhân, bèn vội vàng che mặt lủi mất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét